Biểu hiện của thoái hóa cột sống là xuất hiện những cơn đau dai dẳng ở vùng cột sống, bao gồm cả đốt sống cổ, thắt lưng, đốt sống gáy và đĩa đệm.
Với lối sống kém khoa học, bạn đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thoái hóa cột sống diễn biến ngày càng trầm trọng và có xu hướng trẻ hóa. Vậy biểu hiện của thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân chủ yếu do đâu? Cách thức điều trị tình trạng thoái hóa cột sống như thế nào? Cùng Caremex đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên ngay sau đây!
1. Bệnh thoái hóa cột sống là gì?
Bệnh thoái hóa cột sống hay thoái hóa đốt sống, là một tình trạng vùng cột sống bị ảnh hưởng do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc khi các cấu trúc trải qua sự suy giảm chức năng và bị tổn thương.
Bệnh thoái hoá cột sống là gì?
Đây là căn bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là người cao tuổi và dân văn phòng. Dấu hiệu của thoái hóa cột sống chính là những cơn đau kéo dài ở cột sống, gồm đĩa đệm, thân đốt sống và mỏm gai xương.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh lý thoái hoá cột sống
Bệnh thoái hóa cột sống là một tình trạng bệnh lý phổ biến và thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như:
- Lão hóa tự nhiên: Khi tuổi càng cao thì cơ thể bạn càng nhanh lão hóa, cột sống cũng dần suy giảm chức năng và tình trạng loãng xương, sụn khớp bị bào mòn sẽ dần xuất hiện khi bạn bước qua độ tuổi 30.
- Chấn thương: Chẳng hạn như tai nạn xe cộ, thương tích thể thao hoặc té ngã, nếu không điều trị dứt điểm có thể gây ra tổn thương cột sống ở vùng bị ảnh hưởng.
- Di truyền: Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh lý như gai cột sống, hẹp đốt sống, gù hay vẹo thì nguy cơ bạn bị thoái hóa cột sống là rất cao.
- Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên ngồi lâu một chỗ, ít vận động hoặc lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn cũng có thể tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
- Bệnh lý khác: Các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp và bệnh dạ dày-tiêu hóa cũng có thể tác động và gây ra tình trạng thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống do tuổi tác
3. Triệu chứng bệnh lý thoái hóa cột sống
Ở giai đoạn đầu, biểu hiện của thoái hóa cột sống thường không rõ ràng, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy đau nhức sống lưng và khó xoay chuyển vùng cổ. Tuy nhiên, khi bệnh tình trở nặng hơn có thể gây ra một loạt triệu chứng nghiêm trọng như:
- Người bệnh khó khăn khi cố gắng cử động, di chuyển hoặc xoay cột sống.
- Các cơ khớp dần yếu hơn, đơ cứng và khó khăn trong việc nâng hoặc kéo các vật nặng.
- Hay bị tê và mất cảm giác ở các đầu ngón tay.
- Đau vai, cổ, gáy, sống lưng và đĩa đệm.
- Giữ thăng bằng kém, đứng lên hay ngồi xuống thường xuất hiện các cơn đau bất chợt.
- Mất kiểm soát bàng quang.
- Di chuyển đột ngột sẽ xuất hiện các cơn đau buốt khó chịu ở sống lưng.
4. Biện pháp điều trị thoái hóa cột sống phổ biến
Thông thường, phụ thuộc vào mức độ và triệu chứng của bệnh, mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thoái hóa cột sống phù hợp với từng bệnh nhân. Dưới đây là hai biện pháp phổ biến hiện nay:
Nội khoa
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau và chống viêm như NSAID (không steroid) để giảm các triệu chứng đau và sưng tấy cho bệnh nhân. Trường hợp, nếu dùng thuốc mà cơn đau vẫn không có dấu hiệu suy giảm, thì lúc này có thể dùng đến phương pháp tiêm Corticosteroid.
Phẫu thuật
Nếu người bệnh thoái hóa cột sống không phản ứng với các biện pháp điều trị khác, phẫu thuật giải pháp cần thiết để loại bỏ tổn thương và ổn định cột sống.
Vật lý trị liệu
Điều trị bằng vật lý trị liệu như kéo giãn cơ, xoa bóp vùng sống lưng, điện phân dẫn thuốc hay sử dụng sóng siêu âm,…Là một trong những phương pháp chữa bệnh thoái hóa cột sống được áp dụng rộng rãi hiện nay.
5. Cách phòng ngừa thoái hóa đốt xương sống hiệu quả
Dưới đây là một số cách phòng ngừa hiệu quả nếu bạn thấy cơ thể có những biểu hiện của thoái hóa cột sống như trên:
- Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe xương khớp hiệu quả, giúp giảm nguy cơ thoái hóa cột sống.
- Bảo vệ cột sống khỏi chấn thương: Tránh các hoạt động hoặc thể thao có nguy cơ cao gây chấn thương cột sống. Ngoài ra, khi thực hiện các công việc nguy hiểm, hãy đảm bảo sử dụng thiết bị bảo hộ đúng cách.
- Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý: Để phòng tránh thoái hóa cột sống, bạn nên dành thời nghỉ ngơi sau khi làm việc. Đồng thời, xây dựng chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các nhóm chất như vitamin, protein, chất béo và các khoáng chất cần thiết khác.
Tập thể dục đều đặn giúp phòng ngứa thoái hoá cột sống hiệu quả
Xem thêm: Vật lý trị liệu là gì? Đối tượng cần áp dụng vật lý trị liệu gồm những ai
6. Trị liệu thoái hóa cột sống uy tín, hiệu quả tại Viện Caremex
Mặc dù, thoái hóa cột sống thường phát triển theo thời gian và không thể ngăn chặn hoàn toàn. Tuy vậy, nếu áp dụng đúng phương pháp trị liệu thì người bệnh vẫn có thể chấm dứt tình trạng này và không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Viện Caremex hỗ trợ trị liệu thoái hóa cột sống và phục hồi xương khớp bằng Năng lượng trường sinh học, vừa an toàn lại hiệu quả nhanh chóng mà không cần dùng thuốc.
- Chỉ 60 phút trị liệu chuyên sâu cùng các Bác sĩ Caremex, đảm bảo giảm đến 80% triệu chứng đơ cứng, đau nhức xương khớp vai gáy cổ, tê bì và người bệnh có thể đi lại bình thường.
- Bệnh nhân được tập các bài giãn cơ với thiết bị chuyên dụng, hiện đại giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Liệu pháp Năng lượng trường sinh học hiệu quả gấp 7 lần các phương pháp châm cứu hay bấm huyệt truyền thống.
- Viện Caremex có không gian trị liệu rộng rãi, chất lượng mang đến những giây phút trị liệu thư giãn tuyệt đối cho bệnh nhân.
Do đó, đừng quên liên hệ cho Viện Caremex nếu bạn hoặc người thân có những dấu hiệu của thoái hóa cột sống kể trên. Đội ngũ các Bác sĩ, chuyên gia về lĩnh vực Y học cổ truyền của Caremex sẽ trực tiếp tư vấn và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình trị liệu.